Một lần nữa về vấn đề tự tổng hợp Thảo_luận:Vua_Việt_Nam

Làm ơn đừng cố tự thống kê từ các nguồn khác nhau để tổng hợp lên Wikipedia các thông tin chưa ai dám tổng hợp! Tôi ví dụ như

Triều đại gây nhiều tranh cãi nhất: nhà Triệu (?) Tôi có thể ngay lập tức tìm được ít nhất 3 nguồn nói về nhà Nguyễn tranh cãi còn nhiều hơn: vua đầu triều cầu ngoại bang, kế nhiệm thì đi gây chiến làm yếu đất nước, làm mất nước, vua cuối cùng làm tay sai bla bla nhiều hơn vấn đề chính thống của nhà Triệu đó.

Triều đại hữu danh vô thực: nhà Lê Trung hưng, vậy còn nhà Nguyễn thời Pháp thuộc tính sao?

Do vậy,đề nghị Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa đọc lại bên trên những gì tôi viết. Tôi không có ác ý khi chống đoạn này, vì nó vi phạm vào tự tổng hợp cực kỳ rành rành; nếu để thì uy tín của chính dự án để ở đâu??--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:43, ngày 31 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Theo phân tích của --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) thì những vấn đề đó cũng hợp lý, vì nó không phải con số cụ thể mà chỉ mang tính ước lệ suy đoán hoặc chung chung...như vậy những trường hợp không có số liệu cụ thể thì loại bỏ. Những trường hợp như nhà Triệu, nhà Lê trung hưng chẳng hạn không có con số cụ thể thì loại trừ là hợp lẽ ... nhưng còn những thống kê đã có số liệu rõ ràng sao lại bỏ cả vậy...ví như: vua thọ nhất, vua đầu tiên, vua cuối cùng, vua lên ngôi trẻ nhất, lên ngôi già nhất, đặt niên hiệu nhiều nhất...v..v..chẳng hạn...những cái đó sử sách có ghi chép rõ ràng về tuổi thọ việc lên, hay như nhà Tây Sơn là triều đại duy nhất không gọi theo họ nhà vua, cái đó Việt Nam sử lược có đề cập vì để phân biệt với nhà Nguyễn sau này, thông thường người Việt Nam đều lấy họ nhà vua để gọi tên triều đại không như Trung Quốc họ lấy tên đất phong mà gọi. Mỗi nhà Tây Sơn ngoại lệ, hoặc các triều đại dài ngắn thì đã có số liệu ở trên bảng danh sách, ở dưới chỉ việc tính ra mà xếp lại Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:24, ngày 1 tháng 6 năm 2017 (UTC)như nhà Lý đặt nhiều niên hiệu 4 chữ nhất trong các triều đại thì cũng dựa trên cơ sở bảng danh sách ở trên vậy, các triều đại khác thông thường sử dụng niên hiệu 2 chữ...riêng các vua nhà Lý đặt tới 18 niên hiệu 4 chữ, cái đó khác hẳn so với nhiều triều đại khác, sau này có Trần Thái Tông đặt 1 niên hiệu 4 chữ, ngoài ra không có vị vua nào đặt niên hiệu 4 chữ nữa. Đây là những con số cụ thể, như vậy những chi tiết nào không thuộc về những con số thì xóa đi hết vì như --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) nói có thể dẫn giải nhiều nguồn khác, còn các con số đã cụ thể thì chắc là vẫn để được chứ Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:28, ngày 1 tháng 6 năm 2017 (UTC)Như vậy, không tổng kết các nguồn khác bên ngoài, mà trực tiếp kiểm kê từ các con số ngay trong bảng danh sách trên, cái gì rõ ràng rồi thì viết còn những cái không có trên bảng danh sách trên thì bỏ...như vậy được không, vì đưa con số đã có sẵn vào thì chẳng ai cãi được như triều đại ngắn nhất hay dài nhất nó đã cụ thể ngay trên bảng danh sách qua các số liệu, phần dưới ta chỉ là tổng hợp gọi là tính hộ người đọc để họ đỡ phải tính thôi...những dữ liệu nào không có con số cụ thể thì xóa là đúng rồi Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:33, ngày 1 tháng 6 năm 2017 (UTC)
  1. Vua đầu tiên theo huyền sử: Kinh Dương Vương[1]

  1. Vua nữ có 2 vị: Trưng Nữ Vương[2]Lý Chiêu Hoàng[3]

  1. Vua tự sát do mất nước có 3 vị: An Dương Vương[1]...Triệu Việt Vương[4]...Đoan Nam Vương[5]

  1. Vua có nhiều con làm vua nhất có 2 vị: Trần Minh Tông (cha của Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông...và Lê Thần Tông (cha của Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông)

  1. Vua đặt nhiều niên hiệu nhất: Lý Nhân Tông (8 niên hiệu)[6]

  1. Vua duy nhất tử trận khi đã mất ngôi: Đinh Phế Đế (dẹp loạn ở Cử Long)[7]

  1. Vua duy nhất tử trận khi đang tại vị: Trần Duệ Tông (chinh phạt Chiêm Thành)[8]

  1. Vua có tôn hiệu dài nhất: Trịnh Thế Tổ (1545-1570) tôn hiệu dài 233 chữ[9]

  1. Vua có niên hiệu sử dụng lâu nhất: Lê Hiển Tông (1740-1786) niên hiệu Cảnh Hưng 47 năm[10]

  1. Vua có nhiều con rể làm vua nhất: Lê Hiển Tông (Tây Sơn Thái Tổ lấy công chúa Lê Ngọc Hân, Nguyễn Quang Toản lấy công chúa Lê Ngọc BìnhNguyễn Thế Tổ cũng lấy công chúa Lê Ngọc Bình)[11]

  1. Vua có nhiều loại tiền mang niên hiệu nhất: Lê Hiển Tông (16 loại tiền Cảnh Hưng)[12]

  1. Vua ở ngôi lâu nhất: Nếu tính nhà Triệu là chính thống thì: Nam Việt Vũ Vương (207-137 TCN) 71 năm[13]...còn coi nhà Triệu là ngoại xâm thì: Lý Nhân Tông (1072 - 1127) 56 năm[14]

  1. Vua sống thọ nhất khi tại vị: Nếu tính nhà Triệu là chính thống thì: Nam Việt Vũ Vương (257 TCN - 137 TCN) 120 tuổi[13]...còn coi nhà Triệu là ngoại xâm thì: Nguyễn Thái Tổ (1525 - 1613) 88 tuổi[14]

  1. Vua ở ngôi ngắn nhất có 3 ngày: Lê Trung Tông (1006)[15]...Lê Quang Trị (1516)[16]...Nguyễn Dục Đức (1883)[17]

  1. Vua mất ngôi khi ít tuổi nhất: Trần Thiếu Đế (1396 - ?) mất ngôi năm 1400, lúc đó 4 tuổi[18]

  1. Vua lên ngôi già nhất: Hồ Quý Ly (1336–1407) đăng cơ năm 1400, lúc đó 64 tuổi[18]

  1. Vua lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông (1441–1459) đăng cơ năm 1442, lúc đó 1 tuổi[19]

  1. Vua yểu mệnh nhất khi đang tại vị: Nếu coi nhà Triệu là chính thống thì Triệu Hưng (117 TCN-112 TCN) tức Triệu Ai Vương (113 TCN-112 TCN) thọ 5 tuổi[13]...còn coi nhà Triệu là ngoại xâm thì Lê Duy Cối (1661-1675) tức Lê Gia Tông (1671-1675) thọ 14 tuổi

  1. Vua qua đời sớm nhất sau khi mất ngôi có 3 vị: Trần Phế Đế (1377-1388)[18]...Lê Quang Trị (1516)[16]...Điện Đô Vương (1782)[20]...đều mất sau khi bị phế truất khoảng 20 ngày[21]

  1. Vua qua đời sau khi mất ngôi ít tuổi nhất: Điện Đô Vương (1777-1782) thọ 5 tuổi[20]

  1. Vua thọ nhất sau khi thoái vị: Nguyễn Bảo Đại (1913-1997) thọ 84 tuổi[22]

  1. Vua qua đời sau khi mất ngôi thời gian lâu nhất: Lý Chiêu Hoàng (1224-1225) mất năm 1278, sau khi thoái vị 53 năm[23]

  1. Vua cuối cùng: Nguyễn Bảo Đại (thoái vị năm 1945)[22]

Về các triều đại

  1. Triều đại mơ hồ nhất: Hồng Bàng thị (trong truyền thuyết)[24]

  1. Triều đại có cương vực rộng nhất: nhà Triệu (nếu coi triều đại này là chính thống) và nhà Nguyễn (thời Minh Mạng)[25]

  1. Triều đại chỉ có 1 đời vua: nhà Thục, Trưng Vương, Triệu Việt Vương, Dương Đình Nghệ, Kiều Công TiễnDương Tam Kha

  1. Triều đại gây nhiều tranh cãi nhất: nhà Triệu (ngoại thuộc hay nội trị)[26][27]

  1. Triều đại tồn tại ngắn nhất: Họ Kiều (938) 1 năm[28]

  1. Triều đại đặt nhiều niên hiệu 4 chữ nhất: Nhà Lý (18 niên hiệu)[29]

  1. Triều đại có nhiều Thái thượng hoàng nhất: nhà Trần - tính cả Hậu Trần (9 vị)[30]

  1. Triều đại truyền nhiều đời vua nhất: nhà Hậu Lê (30 vị)[31]

  1. Triều đại nội bộ xảy ra chính biến, phế truất và sát hại vua nhiều nhất: nhà Lê sơ (10/14)[32]

  1. Triều đại có nhiều vua bị xử tử nhất: nhà Mạc (4 vị)[33]

  1. Triều đại hữu danh vô thực: nhà Lê trung hưng (tất cả các vua đều hư vị)[34]

  1. Triều đại danh nghĩa là bề tôi nhưng thực tế nắm giữ quyền lực: chúa Trịnhchúa Nguyễn (Trịnh-Nguyễn phân tranh)[35]

  1. Triều đại tồn tại lâu nhất: chúa Nguyễn - nhà Nguyễn (1558-1945) 487 năm[36]

  1. Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất: chúa Nguyễn - nhà Nguyễn (16 thế hệ)[37]

  1. Triều đại duy nhất không gọi theo họ nhà vua: nhà Tây Sơn (tên gọi theo nơi phát tích)[38]

  1. Triều đại có nhiều vua bị bắt đi đày ở nước ngoài nhất: nhà Nguyễn (3 vị)[39]

  1. Triều đại cuối cùng: nhà Nguyễn (kết thúc năm 1945)[22]

Trong tất cả các dữ liệu trên, dữ liệu nào có vấn đề thì mong --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) Chu Bá Thông chỉ ra sai sót cho từng mảng, để có gì còn chỉnh sửa kịp thời...những cái như lão đã phân tích về nhà Lê Trung Hưng hay nhà Triệu thôi thì bỏ đi vì những cái đó như lão nói cũng có thể dẫn các nguồn khác, đó không phải là con số cụ thể, chấp nhận vì sai thì phải sửa là quá chuẩn, mong lão chỉ giáo thêm, trân trọng cảm ơn lão rất nhiều Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:39, ngày 1 tháng 6 năm 2017 (UTC)

Nhà Triệu không ghi thành tranh cãi nữa, có thể sửa thành nhà Triệu là triệu đại duy nhất do người Hán cai trị chẳng hạn, tức là có thể thảo luận để đi đến thống nhất xem viết thế nào cho hợp lý, vì Triệu Đà teo sử sách rõ ràng người phương Bắc là tướng của nhà Tần...còn không thì bỏ qua chi tiết này vậy...Trường hợp nhà Lê trung hưng và nhà Nguyễn thời Pháp thuộc kể ra thì đưa cả 2 vào là những triều đại có nhiều vua bù nhìn nhất cũng hợp lý, không hiểu ý lão thế nào Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:44, ngày 1 tháng 6 năm 2017 (UTC)Nói chung ta chỉ cần thống nhất cái cách viết thế nào vừa hợp tình hợp lý mà không ai có thể bắt bẻ được, trong khi đó các thông tin vẫn đầy đủ...mong lão --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) chỉ giáo thêm, món Không Minh Quyền của lão quả thực rất khó luyện, mỗi tay làm 1 việc không hề đơn giản vì muốn tập trung lại bị phân tâm ngay Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:48, ngày 1 tháng 6 năm 2017 (UTC)

Trời ôi, tôi biết bác muốn đưa cái thống kê này vô lắm luôn nhưng tóm tắt lại là 1) Wikipedia không phải là nơi bác đăng công trình nghiên cứu của bác nên bác không quyền cóp nhặt từ từng nguồn riêng lẻ để tổng hợp ra một kết luận, 2) nếu có tác giả tổng hợp và in sách nào đó có cái danh sách như trên, bác hãy đưa vào. Chỉ vì cái mục này mà bác phải năn nỉ tùm lum vậy liệu có đáng không?--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 02:17, ngày 1 tháng 6 năm 2017 (UTC)

vâng, thưa --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) ... trong wiki này có rất nhiều bài cũng tổng kết từ nhiều nguồn riêng lẻ để thống kê chứ không riêng gì bài này, nếu rà soát lại cụ thể thì rất nhiều bài cần lược bỏ nhiều chi tiết... vì nguồn nọ bổ sung nguồn kia, nguồn này nói có nguồn này nói không...nhưng thôi lão đã nói vậy thì tất cả những cái khác coi như không cần thiết vì nó chưa rõ ràng và các nguồn cũng mỗi nguồn nói 1 kiểu, vì lão từng nói đưa con số cụ thể thì không vấn đề gì, vậy xin tổng kết lại vài số liệu chính xác như sau:

Về các vua

  1. Vua đầu tiên: Kinh Dương Vương
  2. Vua đặt nhiều niên hiệu nhất: Lý Nhân Tông (8 niên hiệu)
  3. Vua có tôn hiệu dài nhất: Trịnh Thế Tổ (1545-1570) tôn hiệu dài 233 chữ
  4. Vua có niên hiệu sử dụng lâu nhất: Lê Hiển Tông (1740-1786) niên hiệu Cảnh Hưng 47 năm
  5. Vua ở ngôi lâu nhất: Nam Việt Vũ Vương (207-137 TCN) 71 năm
  6. Vua sống thọ nhất: Nam Việt Vũ Vương (257 TCN - 137 TCN) 120 tuổi
  7. Vua lên ngôi già nhất: Hồ Quý Ly (1336–1407) đăng cơ năm 1400, lúc đó 64 tuổi
  8. Vua lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông (1441–1459) đăng cơ năm 1442, lúc đó 1 tuổi
  9. Vua yểu mệnh nhất: Triệu Ai Vương (113 TCN-112 TCN) thọ 5 tuổi
  10. Vua cuối cùng: Nguyễn Bảo Đại (thoái vị năm 1945)

Về các tiều đại

  1. Triều đại chỉ có 1 đời vua: nhà Thục, Trưng Vương, Triệu Việt Vương, Dương Đình Nghệ, Kiều Công TiễnDương Tam Kha
  2. Triều đại tồn tại ngắn nhất: Họ Kiều (938) 1 năm
  3. Triều đại đặt nhiều niên hiệu 4 chữ nhất: Nhà Lý (18 niên hiệu)
  4. Triều đại có nhiều Thái thượng hoàng nhất: nhà Trần - tính cả Hậu Trần (9 vị)
  5. Triều đại truyền nhiều đời vua nhất: nhà Hậu Lê (30 vị)
  6. Triều đại danh nghĩa là bề tôi nhưng thực tế nắm giữ quyền lực: chúa Trịnhchúa Nguyễn (Trịnh-Nguyễn phân tranh)
  7. Triều đại tồn tại lâu nhất: chúa Nguyễn - nhà Nguyễn (1558-1945) 487 năm
  8. Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất: chúa Nguyễn - nhà Nguyễn (16 thế hệ)
  9. Triều đại duy nhất không gọi theo họ nhà vua: nhà Tây Sơn (tên gọi theo nơi phát tích)
  10. Triều đại cuối cùng: nhà Nguyễn (kết thúc năm 1945)

Tất cả những dữ liệu trên ở bảng thống kê đã có sẵn, ở đây chỉ là tổng hợp lại dựa trên cơ sở đó không cần phải nguồn dẫn nào cả...còn các số liệu khác coi như bỏ hết, và đoạn này chỉ dừng lại ở đây...tôi cũng không giành thì giờ để tìm hiểu thêm hay tổng kết thêm làm chi nữa, vì ngoài đời còn vướng bận nhiều việc khác...như vậy lão --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) thấy có được không, mỗi mục chỉ để lại đúng 10 dữ liệu đã cụ thể hóa ngay tại bảng danh sách Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 03:12, ngày 1 tháng 6 năm 2017 (UTC)

em thấy nhiều mục thống kê mà anh Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa nêu ra cũng rất hay, nếu được nên để lại những mục thống kê ít gây tranh cãi và trung lập Lengkeng91 12:33, ngày 1 tháng 6 năm 2017 (UTC)

Kính gửi --Lão Ngoan Đồng (thảo luận)...trước đây lão có nói rằng có nguồn thì dẫn vào, thực ra những cái lão phản ánh đều đúng không có gì phải bàn cãi, như nhà Triệu và nhà Nguyễn người ta đều tranh cãi gay gắt hoặc nhà Lê trung hưng và nhà Nguyễn đều rất nhiều vua bù nhìn, như vậy thống kê đưa cả những thông số đó vào là hợp lý, còn như nói nguồn thì thôi những dữ liệu đó coi như bỏ, xong...giờ đây nói về thống kê nó có 1 nguồn dẫn từ cuốn sách Thế thứ các triều vua Việt Nam của Nguyễn Khắc Thuần, đây cũng là 1 nhà sử học khá nổi tiếng đã có hẳn 1 mục từ trên wikipedia này...mời lão ghé vào đọc qua, ở dưới phần các triều đại đều có con số thống kê về từng triều đại của nhà sử học này, trong đó ghi rõ vua nào mất thọ bao nhiêu, những vua nào bị giết, hay tự sát hoặc bị bắt làm tù binh...v..v...tuy nhiên sắt này không thống kê tổng thể toàn bộ các triều đại Việt Nam mà thống kê theo từng triều đại, đời vua Hùng chẳng hạn có ghi chép đầy đủ tên huý các vị vua, trước đây đã có người đưa vào dánh sách nhưng bị xoá bởi lý do huyền sử không đáng tin, sách này là cuốn sách được nhà nước ấn bản do học giả đã thống kê...vậy lấy cái này làm nguồn dẫn cho việc thống kê có thoả đáng không hay vẫn chưa được, mong lão chỉ giáo hộ...tiền bối võ công cái thế nhưng lại rất thích những môn võ công lạ, đây cũng là 1 bí kíp rất giá trị, kính mời tiền bối xem xét, trân trọng cảm ơn Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 00:59, ngày 2 tháng 6 năm 2017 (UTC)
Chú thích
  1. 1 2
  2. Theo truyền thuyết dân gian thì Bạch Đầu Đế họ Mai cũng bị trúng tên độc chết trong khi chiến đấu với quân Đường, tuy nhiên trong chính sử không thấy đề cập đến, ngoài ra có thuyết khác lại nói khi ông thất thế đã nhảy xuống sông tự tử cho tròn khí tiết
  3. Nam Phong tạp chí, quyển 21 - kỳ 124: Trịnh thị thế gia
  4. Niên hiệu Cảnh Hưng còn được chúa Nguyễn Ánh sử dụng trong các văn bản chính thức suốt thời gian chiến tranh với nhà Tây Sơn, tổng cộng 63 năm (1740-1802)
  5. Đương thời, vua Lê Hiển Tông chỉ chứng kiến Nguyễn Huệ làm con rể mình nhưng lúc đó mới chỉ là Bắc Bình Vương của nhà Tây Sơn
  6. Viện sử học, sđd, trang 212 liệt kê 16 loại tiền đó như sau: Cảnh Hưng chí bửu - Cảnh Hưng chính bửu - Cảnh Hưng cự bửu - Cảnh Hưng dụng bửu - Cảnh Hưng Đại bửu - Cảnh Hưng Thái bửu - Cảnh Hưng thuận bửu - Cảnh Hưng nội bửu - Cảnh Hưng tuyền bửu - Cảnh Hưng trung bửu - Cảnh Hưng trọng bửu - Cảnh Hưng vĩnh bửu
  7. 1 2 3
  8. 1 2 Theo Ngọc phả tại đền Hùng thì tuổi thọ và số năm trị vì của đời vua đều trên 100 năm, tuy nhiên đó chỉ là huyền thoại không đáng tin cậy
  9. 1 2
  10. 1 2 3
  11. 1 2
  12. Trần Phế Đế bị Trần Nghệ Tông bức tử, Lê Quang Trị bị Trịnh Duy Đại sát hại, Trịnh Cán ốm chết
  13. 1 2 3 Các đời vua chúa nhà Nguyễn - 9 chúa 13 vua, mục vua Bảo Đại
  14. Về cương vực thì Hồng Bàng thị trong truyền thuyết là rộng lớn hơn cả: "bắc tới Ngũ Lĩnh, nam giáp Hồ Tôn, tây giáp Ba Thục, đông tới biển"...tuy nhiên đây chỉ là huyền sử
  15. Tranh cãi lịch sử về tính chính danh của Triệu Đà và nhà Triệu
  16. Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam
  17. Thông thường các vua đều đặt niên hiệu 2 chữ, riêng các vua nhà Lý đặt tới 18 niên hiệu 4 chữ, về sau chỉ có Trần Thái Tông sử dụng niên hiệu 4 chữ Thiên Ứng Chính Bình (1232-1351)
  18. Hoàng đế triều Trần: cội nguồn - ấn tượng dân gian, mục danh sách Thái thượng hoàng
  19. Triều đại này bị gián đoạn 6 năm (1527-1533) bởi nhà Mạc cướp ngôi, do đó bị tách thành 2 giai đoạn: Lê sơ và Lê trung hưng
  20. Việt Nam sử lược, quyển 1 - phần 3 chương 15
  21. Do nhà Mạc là triều đại đối đầu sau đó diệt vong bởi nhà Lê trung hưng nên có 4 vị vua bị bắt rồi đem ra tử hình: Mạc Mậu Hợp, Mạc Toàn, Mạc Kính ChỉMạc Kính Cung
  22. Nhà Lê trung hưng lúc đầu được Nguyễn Kim gây dựng lại nhưng sau đó quyền hành rơi vào tay Trịnh Kiểm vẫn với danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc" nên vua vẫn có chút uy tín, từ Trịnh Tùng trở đi họ Trịnh lấn át không còn coi vua Lê ra gì nữa
  23. Việt Nam sử lược, quyển II - Tự chủ thời đại, chương III
  24. Theo huyền sử thì Hồng Bàng thị (2879TCN-258TCN) tồn tại 2622 năm, trong Ngọc Phả đền Hùng có ghi chép đầy đủ thời gian trị vì của các vị vua này
  25. Các đời vua chúa nhà Nguyễn - 9 chúa 13 vua, phần phả hệ
  26. Nhà Nguyễn giai đoạn Pháp thuộc do chống đối với chính quyền đô hộ nên các vua: Hàm Nghi, Thành TháiDuy Tân bị bắt đi đày ra nước ngoài

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận:Vua_Việt_Nam http://chimvie3.free.fr/22/ttds053.htm http://eva.vn/tin-tuc/nhung-ky-luc-vo-tien-khoang-... http://news.zing.vn/nhung-ky-luc-vo-tien-khoang-ha... https://nghiencuulichsu.com/2012/10/04/the-thu-cac... https://3mplago.wordpress.com/2017/03/28/tranh-cai... https://meta.wikimedia.org/wiki/Main_Page https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_wars_involvi... https://vi.wikisource.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_s%... https://vi.wikisource.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_s%...